Suốt thời gian 5 ngày, từ ngày 4/12/2015 đến hết ngày 8/12/2015, các đại biểu về tham dự đại hội sẽ được sử dụng, truy cập Wi-Fi, 3G miễn phí.
Để đảm bảo phục vụ cho các đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX truy cập Internet hiệu quả khi di chuyển bằng xe ô tô, Tập đoàn VNPT đã hỗ trợ cho mượn sử dụng miễn phí thiết bị phát sóng Wi-Fi và Sim 3G tốc độ cao.
Suốt thời gian 5 ngày, từ ngày 4/12/2015 đến hết ngày 8/12/2015, các đại biểu về tham dự đại hội sẽ được sử dụng, truy cập Wi-Fi, 3G miễn phí. 85 bộ thiết bị phát sóng Wi-Fi và Sim 3G tốc độ cao có khả năng kết nối Internet cho khoảng 30 người cùng một thời điểm đã được lắp đặt cho đoàn xe 29 chỗ (83 bộ lắp trên xe, 2 bộ dự phòng).
Được biết, mỗi bộ thiết bị Wi-Fi tích hợp sẵn Sim 3G thương hiệu VNPT có giá thị trường khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng/bộ. Đây là thế hệ thiết bị Wi-Fi tân tiến nhất, có vùng phủ sóng, đảm bảo kết nối đa điểm cùng lúc lớn hơn so với các thiết bị cùng tầm giá. Ví như, bộ thiết bị Wi-Fi TP-Link mức giá tương đương chỉ đảm bảo kết nối cho khoảng 10 người dùng cùng thời điểm.
Chương trình lắp đặt thiết bị Wi-Fi được hơn 10 cán bộ kỹ thuật đến từ Tổng Công ty hạ tầng VNPT Net thực hiện từ sáng sớm ngày 4/12/2015, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:
Tổng đài bán hàng của VNPT trên toàn quốc: 18001166 (miễn phí mọi mạng)
Liên hệ hotline 24/7, Viber/ Zalo: 0886.00.11.66
Hoặc liên hệ các điểm giao dịch của Trung tâm Kinh doanh VNPT TPHCM: xem tại đây
Với giá cước bình dân, dịch vụ 3G đã trở nên phổ biến với người dùng di động. Trong thời gian tới, khi công nghệ 4G được triển khai, kỳ vọng đặt ra đó là giá cước cũng sẽ chỉ ngang bằng với 3G hiện nay…
Trao đổi tại tọa đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT tổ chức chiều 21/10, câu hỏi: “giá cước dịch vụ 4G sẽ ở mức nào?” dành nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự.
Là doanh nghiệp hiện đang chờ được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép thử nghiệm, ông Nguyễn Nam Long, Phó Tổng Giám đốc VNPT-Net cho hay, công nghệ 4G so với 3G dự kiến chỉ khác nhau về tốc độ download. Khi VNPT triển khai 4G, người sử dụng sẽ không bị tăng giá cước so với đang dùng 3G với cùng một mức dung lượng sử dụng nhưng lại được được trải nghiệm tốc độ cao hơn. Như vậy, có thể nói, giá của dịch vụ dữ liệu data 4G chỉ tính theo dung lượng, chứ sẽ không tăng. Sẽ không có sự phân biệt về giá giữa dịch vụ công nghệ 4G và 3G.
Tuy nhiên, việc tính cước dịch vụ công nghệ 4G sẽ ra sao vẫn phải theo sự quy định của nhà nước. Theo ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Quy hoạch, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, giá cước dịch vụ 4G sẽ phải do doanh nghiệp tự xác định. Nhà nước không quy định giá sàn, giá trần của dịch vụ mà chỉ quy định với một số dịch vụ như viễn thông công ích hoặc dịch vụ kết nối.
Trước đó, khi đưa ra nhận định về vấn đề giá cước 4G, các chuyên gia thuộc các tập đoàn công nghệ cũng cho rằng, các nhà mạng sẽ không phân biệt cước 3G và 4G mà tính theo dung lượng. Ông Thiều Phương Nam - Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương cho biết, tại nhiều nước trên thế giới, các nhà mạng có thể đưa ra các gói cước 3G và 4G khác nhau dựa theo mô hình kinh doanh của họ, song phần lớn nhà mạng bán dịch vụ data theo dung lượng mà không phân biệt data đó là 3G hay 4G.
Theo ông Nam, 4G có tốc độ tải tin nhanh nên lượng tiêu thụ sẽ nhanh hơn, và nếu người dùng mua gói cước dung lượng nhỏ - sẽ hết nhanh - phải mua gói cước dung lượng lớn hơn và điều này sẽ đem lại doanh thu lớn hơn cho nhà mạng.
Thực tế cho thấy, nền tảng công nghệ 3G cho phép người sử dụng đọc tin tức, lướt web, xem phim, tải nhạc, chơi game, tải game và các phần mềm nhưng chất lượng dịch vụ nhiều khi vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của người dùng do tốc độ đường truyền hạn chế, nhất là đối với những dịch vụ xem phim trực tuyến, đào tạo trực tuyến, khám bệnh trực tuyến, dịch vụ sử dụng định vị giám sát giao thông…
Tuy nhiên, với 4G-LTE lại cho phép người sử dụng có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ cao có thể gấp hơn 20 lần tốc độ băng thông cao nhất của dịch vụ 3G, có những tính năng vượt trội như thoại dựa trên nền IP, truyền số liệu và đa phương tiện với tốc độ cao hơn so với các mạng di động hiện nay. Ở tốc độ cao nhất, người dùng có thể tải một bộ phim chỉ trong 5-6 giây và gửi 100 bài hát chỉ mất 2,4 giây.
Với nhiều tính năng, tiện ích là vậy, thế nhưng, vấn đề đặt ra đó bài toán hiệu quả khi triển khai 4G. Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, nhà mạng phải thực sự lắng nghe nhu cầu từ phía người dùng, phải có nhu cầu thì việc kinh doanh dịch vụ công nghệ 4G mới có thực chất và hiệu quả. Chỉ có như vậy, dịch vụ công nghệ 4G khi được triển khai mới thực sự đem lại hiệu quả cho chính các doanh nghiệp, cũng như thực sự thu hút, hấp dẫn người dùng.
nguồnVnMedia
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:
Tổng đài bán hàng của VNPT trên toàn quốc: 18001166 (miễn phí mọi mạng)
Liên hệ hotline 24/7, Viber/ Zalo: 0886.00.11.66
Hoặc liên hệ các điểm giao dịch của Trung tâm Kinh doanh VNPT TPHCM: xem tại đây
Trao đổi tại toạ đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?” do câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức tại Hà Nội ngày 21/10, vấn đề phát triển hệ sinh thái nội dung khi Việt Nam triển khai mạng di động tốc độ cao 4G, các nhà mạng và ngành công nghiệp nội dung số sẽ nỗ lực ra sao để phát triển dịch vụ nội dung cho 4G, đáp ứng nhu cầu thị trường đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia công nghệ.
Ông Phạm Anh Chiến, Giám đốc VTV Digital cho rằng với 4G, cách tiếp cận sẽ hoàn toàn khác xa với cách tiếp cận 2G, 3G. 3G chỉ giải quyết chuyện kết nối Internet, còn 4G sẽ giải quyết hệ sinh thái truyền thông. Do đó, phải có hệ sinh thái đủ mạnh mới có thể nói chuyện 4G thành công hay không.
Cũng theo vị đại diện VTV Digital, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng video rất lớn, thậm chí đứng số 1 Châu Á - Thái Bình Dương về lượng người sử dụng Internet để xem video (hơn 13 triệu người). Sự ra đời của 4G sẽ xóa nhòa khoảng cách của truyền dẫn cáp quang và không dây, chỉ còn khái niệm truyền dẫn tốc độ cao để cung cấp nội dung cho người dùng. Tương lai của truyền hình là 4K rồi 8K, tương tự như 3G rồi 4G. Vì thế, việc chuẩn bị nội dung là vấn đề quyết định đến tương lai cho sự phát triển của 4G tại Việt Nam.
Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, 4G được dùng với tiêu chuẩn cao hơn, do đó ngành công nghiệp nội dung số phải đáp ứng đầy đủ các dịch vụ như truyền hình trên Internet, xem phim độ phân giải cao, dịch vụ BigData... Trong đó truyền hình sẽ là sân chơi thu hút nhiều nhà mạng đầu tư tiền của để nhảy vào kinh doanh cạnh tranh.
Trao đổi tại toạ đàm, đại diện Viettel cũng nhấn mạnh vấn đề đầu tiên cần phải xem dịch vụ chính của 4G - LTE là gì. Tương tự các nhà mạng khác, Viettel xác định thiết kế LTE trước hết để dùng dịch vụ video. 60 - 80% lưu lượng sẽ là video và tốc độ thấp nhất từ 3Mbps đủ để đáp ứng xem định dạng HD 720p.
Về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng lưu ý nếu chỉ để lướt web, check mail thì không cần vì 3G có thể đáp ứng tốt, trong khi đó 4G chủ yếu dùng để xem TV, những dịch vụ truyền dữ liệu rất lớn…
Do đó, để phát triển 4G tại Việt Nam, công nghiệp nội dung cần phát triển đồng bộ, theo kịp sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Liên quan đến câu chuyện thúc đẩy phát triển dịch vụ nội dung cho 4G, tại toạ đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực gợi ý các nhà mạng nên đẩy mạnh bắt tay outsource cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, xã hội hóa cho lực lượng làm các ứng dụng, dịch vụ để giá dịch vụ sẽ rẻ hơn khi cung cấp đến người dùng.
nguồn ictnews
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:
Tổng đài bán hàng của VNPT trên toàn quốc: 18001166 (miễn phí mọi mạng)
Liên hệ hotline 24/7, Viber/ Zalo: 0886.00.11.66
Hoặc liên hệ các điểm giao dịch của Trung tâm Kinh doanh VNPT TPHCM: xem tại đây
Ông Phạm Đức Long cho rằng, nếu chuyển từ 2G lên 3G là từ thoại lên dữ liệu nên phải làm vùng phủ lại, trong khi chuyển từ 3G lên 4G lại là tăng cường chất lượng cho khách hàng đáp ứng nhu cầu data lớn hơn. Vì vậy, VNPT sẽ quy hoạch lại mạng để triển khai 4G tốt nhất. Ông Long khẳng định, chắc chắn VNPT sẽ triển khai 4G rất nhanh. Mục tiêu của VNPT sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ hội tụ với giá trị tốt nhất. Tuy nhiên, ông Long cũng chưa tiết lộ quá trình triển khai 4G của VNPT cụ thể như thế nào.
Trong một cuộc họp với Bộ TT&TT hồi đầu năm về 4G, VinaPhone cũng chia sẻ về việc triển khai dịch vụ 3G từ đầu năm 2009 của nhà mạng này. Thời gian đầu, VinaPhone gặp khó khăn khi vào thời điểm đó chỉ số doanh thu bình quân trên một thuê bao (ARPU) cho dịch vụ data ở Việt Nam quá thấp, chỉ bằng 20% các nước phát triển, hầu hết các nước đang phát triển đều gặp khó khăn khi triển khai dịch vụ 3G. Nhưng chỉ sau vài năm VinaPhone đã triển khai khá thành công vì tận dụng lợi thế là có hạ tầng mạng cáp, mạng cố định, nhân lực của VNPT rộng khắp cả nước.
Đến nay, giá thành dịch vụ 3G giảm rất nhiều so với 2009. Trong 3 năm gần đây có sự chuyển dịch rõ rệt từ dịch vụ thoại và SMS sang 3G. Kể từ năm 2012 trở lại đây doanh thu dịch vụ thoại đang giảm 10% /năm, trong khi đó tăng trưởng của dịch vụ data lên đến 200%.
Đại diện VinaPhone còn cho biết, các nhà mạng hoàn toàn có thể đáp ứng được khi khách hàng chỉ muốn chi trả 5% thu nhập cho dịch vụ 3G thậm chí là cả 4G.
Còn phía MobiFone thì cho rằng, những năm gần đây xu thế sử dụng dịch vụ data tăng rất mạnh. Với lợi thế khách hàng của MobiFone chủ yếu nằm nhiều ở các thành phố lớn nên mức thuê bao bình quân của MobiFone cao hơn các nhà mạng khác, đây là một lợi thế để MobiFone phát triển 3G. Từ năm 2012-2014, MobiFone tăng trưởng được hơn 5 triệu thuê bao 3G, doanh thu dịch vụ data tăng từ 5% tổng doanh thu của MobiFone lên 30%. Dự kiến, đến năm 2020 dịch vụ thoại và SMS truyền thống chỉ còn chiếm 30% tổng doanh thu của MobiFone, còn lại là nhường chỗ cho doanh thu của dịch vụ data.
Phía MobiFone còn cho biết, chỉ số ARPU đang chuyển dịch rất mạnh từ dịch vụ thoại và SMS sang dịch vụ data. Khách hàng quyết định chi 5.000 đồng để tải 1 clip nhanh hơn là chi cho 1 cuộc gọi 5.000 đồng. Do đó, MobiFone không cảm thấy lo lắng về quyết định chi trả cho dịch vụ 3G hay 4G của khách hàng trong tương lai, mức chi phí 5% thu nhập của khách hàng cho dịch vụ data là con số mà nhà mạng có thể chấp nhận được.
Mới đây, ông Đỗ Minh Phương, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết nhà mạng này sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm 4G vào tháng 10/2015. Mạng 4G của Viettel trước mắt phủ đến cấp thị xã, huyện và các tỉnh, thành phố. Đến cuối năm 2015, chậm nhất là quý I/2016 Viettel sẽ có 12.000 trạm 4G trên toàn quốc. Khi cung cấp dịch vụ 4G, quan điểm của Viettel là chỉ phân biệt cước thoại và dữ liệu chứ không phân biệt đâu là 3G và 4G. Như vậy, có thể hiểu giá cước 4G mà Viettel cung cấp không cao hơn 3G. Khi sử dụng 4G, khách hàng của Viettel sẽ phải đổi SIM mới có thể dùng được.
nguồn ICTnews
-----------------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:
Tổng đài bán hàng VNPT miễn phí toàn quốc: 18001166
Liên hệ hotline 24/7 Viber/Zalo: 0886.00.11.66
Hoặc đến các điểm giao dịch VNPT TPHCM: xem các điểm giao dịch tại đây
tham khảo thêm dịch vụ MyTV theo yêu cầu tại đây
Đăng ký Internet ADSL MegaVNN giá rẻ 5M - giá 80k chất lượng cao tại đây
Internet cáp quang FiberVNN gói FM (15M) - giá 200K siêu tiết kiệm cho cá nhân tại đây
0886.00.11.66
0916.31.0606
028.38.686.686
-----------------------------
Tổng đài Hỗ Trợ Kỹ Thuật
CSKH - Cước: 18001166