Tại Việt Nam, tình trạng phá hoại máy ATM để trộm tiền ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp và táo tợn khi cạy cửa buồng máy ATM từ phía sau, dùng bình hàn gió đá cắt mặt sau cánh cửa thép của tủ két sắt chứa tiền và lấy trộm gần 1 tỷ đồng là trường hợp máy ATM của ngân hàng Agribank tại quận 12, TP.HCM xảy ra vào sáng ngày 25/2/2015 đã gây chấn động dư luận.
Đại diện Viettel ICT đang giới thiệu giải pháp ATM.One tại Triển lãm Banking Vietnam 2015
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 3/2015, cả nước có hơn 16.000 máy ATM và hơn 192.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS/EDC được lắp đặt hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ.
Ngoài ra, hiện đã có hơn 60 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua internet và gần 40 ngân hàng cung ứng các dịch vụ thanh toán qua mobile. Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia, thị trường thanh toán Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới vẫn còn gặp không ít thách thức, đáng chú ý là vấn đề bảo mật cho máy ATM.
Liên tiếp các vụ trộm cắp tại máy ATM xảy ra với các thủ đoạn ngày càng liều lĩnh đã dấy lên hồi chuông báo động những thiệt hại lớn về tiền, tài sản của các ngân hàng; tạo tâm lý lo lắng cho người sử dụng máy ATM; mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Nhận thấy việc đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ATM của các ngân hàng, cũng là bảo đảm cho lợi ích người tiêu dùng là điều cần thiết và cấp bách, giải pháp ATM.One ra đời, giúp quản lý tức thời tất cả máy ATM trên một hệ thống qua bản đồ số. Thông qua các cảm biến: rung, rò điện, đóng mở cửa, nhiệt độ,… và hệ thống đường truyền có dây và không dây (Ethernet và 3G) song song, toàn bộ tác động lên máy ATM sẽ được cảnh bảo và lưu lại trên hệ thống.
Đặc điểm nổi bật của giải pháp ATM.One là hệ thống được thực hiện bảo mật ở nhiều lớp (lớp thiết bị, lớp mạng viễn thông, lớp phần mềm hệ thống) theo các tiêu chuẩn mã hóa của thế giới… Ngoài ra, giải pháp ATM.One có thể cảnh báo tại chỗ ngay lập tức, đồng thời gọi điện báo động tới 7 số và nhắn tin tới 14 số điện thoại khác nhau cùng một thời điểm. Đây là giải pháp làm chủ từ thiết bị - mạng Viễn thông - phần mềm hệ thống, chính vì vậy có khả năng mở rộng, thay đổi theo yêu cầu nghiệp vụ của mỗi ngân hàng.
Với hàng loạt thế mạnh như thiết kế của thiết bị nhỏ gọn, có nguồn pin dự phòng giúp thiết bị hoạt động ngay cả trường hợp bị mất điện cùng với đường truyền được bảo mật tốt, chắc chắn giải pháp ATM.One khi triển khai rộng rãi sẽ đảm bảo an toàn tại máy ATM cho đơn vị chủ quản, tuân theoThông tư 47/2014 của Ngân hàng Nhà nước trong việc áp dụng CNTT vào an ninh ngân hàng, đem lại sự an tâm cho người dân sử dụng.
Hiện tại, giải pháp ATM.One đã được triển khai cho một số ngân hàng lớn tại Việt Nam, góp phần vào công tác bảo an xã hội, chung tay với các ngân hàng đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân sử dụng dịch vụ.
Theo IctNews
Phát biểu trong phiên khai mạc Vietnam ICT Summit 2015 vừa diễn ra sáng nay, 25/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh CNTT là một công cụ kỳ diệu của nhân loại không thể không sử dụng. CNTT đem lại cơ hội tuyệt vời cho tất cả mọi người kể cả những người không may mắn, không có lợi thế như những người khuyết tật, nông dân. Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển một cách tự tin và có tính đột phá của CNTT nước nhà nhất là từ sau Diễn đàn năm ngoái. CNTT trong năm qua có tốc độ tăng trưởng 16%. Việt Nam đứng trong top 5 nước tăng trưởng CNTT nhanh nhất Thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm của Tập đoàn VNPT
Với chủ đề “CNTT và Quản trị thông minh”, diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam 2015 (Vietnam ICT Summit 2015) đã thu hút sự tham gia của trên 500 đại biểu trong và ngoài nước. Đặc biệt, Diễn đàn có sự tham dự của không chỉ các doanh nghiệp trong ngành CNTT mà 2/3 các đại biểu đăng ký tham dự diễn đàn đến từ các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ứng dụng CNTT từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây là sự thay đổi rất lớn trong thành phần tham dự diễn đàn so với các năm trước, chứng tỏ sức hút của chủ đề diễn đàn năm nay cũng như thể hiện CNTT giờ đây đã được sự quan tâm ngày càng lớn hơn của cộng đồng xã hội.
Trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm thuê ngoài, Việt Nam còn đứng đầu bảng xếp hạng của thế giới; chưa kể 1 loạt hiện tượng những cá nhân, doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) của chúng ta không chỉ ở Việt Nam mà ở nước ngoài, đã có những sản phẩm được cả Thế giới thừa nhận. Tuy nhiên Phó thủ tướng cũng bày tỏ sự không hài lòng khi Chính phủ điện tử của Việt Nam bị LHQ đánh giá tụt hạng tới 19 bậc trong đó đáng quan tâm nhất là sự phát triển dịch vụ công điện tử của Việt Nam còn chậm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chúng ta đã có đầy đủ các văn bản, từ Đảng, Nhà nước, các chiến lược cụ thể, vấn đề là tổ chức thực hiện nó như thế nào. Phó Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp để tạo đột phá đó là thúc đẩy thuê dịch vụ CNTT; cần có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế dối với lĩnh vực CNTT để thu hút đầu tư và nhân tài phát triển CNTT; Cần tạo được một “hệ sinh thái”1 hệ sinh thái để cộng đồng CNTT từ cá nhân 1 người, 1 nhóm, 1 tập đoàn lớn hay các DN nước ngoài có thể tham gia…
Phát biểu trong phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã nêu bật những thành tựu mà ngành CNTT- TT đã đạt được đồng thời chỉ ra nhiều điểm bất cập trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam như: hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu của các ngành chưa đồng bộ, liên thông; kinh phí đầu tư cho ứng dụng, phát triển CNTT còn khiêm tốn; chất lượng và số lượng nhân lực trong lĩnh vực CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; khả năng ứng dụng CNTT vào quản trị cơ quan, doanh nghiệp còn hạn chế; cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNTT chưa có tính đột phá.
Bộ trưởng đã nêu ra 7 nhiệm vụ giải pháp mà bộ sẽ tập trung triển khai quyết liệt để khắc phục những những tồn tại, bất cập đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của CNTT, bao gồm: phát huy sự chỉ đạo của UBQG về ứng dụng CNTT; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tổ chức trong việc ứng dụng CNTT; tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách; hỗ trợ việc đầu tư, nghiên cứu - phát triển, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ CNTT trọng điểm; Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia đồng bộ, hiện đại; Thúc đẩy thuê dịch vụ CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Sau phiên khai mạc toàn thể, Diễn đàn đã lần lượt thảo luận theo 4 tọa đàm chuyên sâu nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về xu thế, chiến lược và các giải pháp để ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản trị các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong một số ngành, lĩnh vực đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội như: dịch vụ công; y tế, bảo hiểm, giao thông, đô thị và nguồn nhân lực CNTT.
Chia sẻ tại Diễn đàn, đại diện của IBM và Fujitsu - những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới cũng đã chia sẻ những giải pháp công nghệ cho việc quản trị: thiên tai, nguồn lực, nông nghiệp, giao thông, y tế và giải pháp tổng thể xây dựng đô thị thông minh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
Các phiên tọa đàm được dẫn dắt bởi những chuyên gia đầu ngành: TS. Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông; TS. Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, Pgs.Ts. Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA. Đặc biệt, các tọa đàm năm nay cũng thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn quốc tế Facebook, IBM, Uber, Fujitsu….
Theo kế hoạch, vào 17h15 chiều cùng ngày 25/6, sau khi kết thúc các phiên tọa đàm, ban tổ chức diễn đàn sẽ tổ chức họp báo nhằm công bố kết quả của các phiên tọa đàm và công bố thông điệp chung của Diễn đàn năm nay tới các cơ quan truyền thông. Chương trình sẽ có sự tham dự của các cơ quan bảo trợ, và các chủ trì tọa đàm chuyền đề.
Theo VnMedia
Tại Hà Nội đã có thể thu được 60 kênh truyền hình số. Còn ở tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ lân cận với Hà Nội như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam và một phần của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, người dân đều đã có thể thu được hơn 40 kênh truyền hình số DVB-T2.
Tại Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam, Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và nhiều tỉnh, thành ở hai khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ đã có thể thu xem từ 40 đến 70 kênh truyền hình số miễn phí.
Tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam người dân dùng đầu thu số DVB-T2 hoặc tivi số có tích hợp tính năng thu truyền hình số DVB-T2 đã có thể thu được 40 kênh truyền hình quảng bá.
Tại Hà Nội đã có thể thu được 60 kênh truyền hình số. Còn ở tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ lân cận với Hà Nội như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam và một phần của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, người dân đều đã có thể thu được hơn 40 kênh truyền hình số DVB-T2.
Ở khu vực đồng bằng Nam Bộ, TP.HCM, Long An người dân đã có thể thu xem được 64 kênh, tại Hậu Giang và Cần Thơ thu được 57 kênh.
Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 3 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình số toàn quốc là VTV, VTC và AVG và 2 doanh nghiệp phát sóng truyền hình số khu vực là công ty RTB (ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ) và công ty SDTV (ở khu vực đồng bằng Nam Bộ).
VTV đã phủ sóng truyền hình số ở 10 tỉnh, trong đó có 5 thành phố sẽ số hóa truyền hình nhóm 1 và 5 tỉnh thuộc nhóm 2 và 3 (trong đó có 4 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Tĩnh). VTV đã hoàn thành được 12 trạm phát sóng số cả ở phía Bắc và phía Nam. Đối với việc xây dựng thêm 2 trạm phát lại ở Đà Nẵng, hiện VTV đã hoàn thiện thủ tục đấu thầu, dự kiến đến tháng 7/2015 sẽ hoàn thành.
Công ty AVG đã phủ sóng DVB-T2 ở 27 tỉnh, thành phố (đạt khoảng 45% dân số).
Công ty RTB mới đang thử nghiệm phát sóng truyền hình số DVB-T2 ở Hà Nội, chuẩn bị thử nghiệm ở Hải Phòng, do đó Hà Nội thu được nhiều hơn các tỉnh khác 14 kênh do RTB phát sóng.
Từ khi có thêm công ty SDTV phát sóng thử nghiệm tại TP.HCM, Cần Thơ thì tại nhiều tỉnh, thành gần với TP.HCM và Cần Thơ đã thu được tới hơn 60 kênh truyền hình số. Công ty SDTV chuẩn bị phát sóng tại Vĩnh Long.
Số lượng các tỉnh, thành được phủ sóng truyền hình số DVB-T2 dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng khi trạm phát sóng cao 160m của VTV ở Nam Định đi vào hoạt động, trạm phát sóng ở Phú Liễn - Hải Phòng của RTB được các đơn vị VTC, VTV, AVG khai thác. Khi đó, toàn bộ các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ có thể yên tâm về chất lượng sóng truyền hình số DVB-T2.
Riêng Đài VTC đang phát sóng gần 30 kênh truyền hình số chuẩn DVB-T, nếu dùng đầu DVB-T2 vẫn thu được các kênh này nên đã bổ sung thêm một số lượng lớn kênh truyền hình số tại nhiều tỉnh, thành.
Theo IctNews
Ngày 24/6, tại TP.HCM, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã khai giảng khóa đào tạo cơ bản lần thứ nhất về tiêu chuẩn an toàn bảo mật mở rộng hệ thống máy chủ DNS (DNSSEC) dành cho cán bộ của các ISP, nhà đăng ký tên miền quốc gia “.VN” phía Nam.
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu tiêu chuẩn DNSSEC và trực tiếp xây dựng hệ thống thử nghiệm DNSSEC trên hệ thống DNS quốc gia, các chuyên gia kỹ thuật của VNNIC đã hướng dẫn, đào tạo cho các học viên tham dự nền kiến thức căn bản về DNSSEC trên hệ thống LAB ảo do VNNIC xây dựng sẵn (bao gồm cả lý thuyết và thực hành thực tế về DNSSEC). Chương trình đào tạo giúp các học viên nắm vững các kiến thức về DNSSEC, cách thức triển khai, cài đặt DNSSEC cho hệ thống DNS của các ISP, nhà đăng ký tên miền .VN.
Kéo dài trong 2 ngày 24 và 25/6/2015, khóa đào tạo DNSSEC cơ bản lần thứ nhất (Khóa 1) sẽ giúp các học viên là cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp ISP, các Nhà đăng ký tên miền quốc gia “.VN” khu vực phía Nam nắm vững được các kiến thức về DNSSEC, cách thức triển khai và cài đặt DNSSEC cho hệ thống DNS của các ISP, nhà đăng ký tên miền “.VN”. Khóa đào tạo này nhằm xây dựng và chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai DNSSEC tại đơn vị.
Phát biểu tại lễ khai giảng khóa đào tạo, Ông Nguyễn Hồng Thắng Phó Giám đốc VNNIC cho biết, việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) “.VN” giúp đảm bảo chính xác, tin cậy việc sử dụng, truy vấn tên miền “.VN” trên Internet thông qua việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn DNSSEC đối với các hệ thống DNS “.VN” tại Việt Nam. Đảm bảo kết nối liên thông theo tiêu chuẩn DNSSEC giữa hệ thống DNS quốc gia “.VN” với hệ thống máy chủ tên miền gốc (DNS ROOT) và các hệ thống DNS quốc tế.
“Việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) “.VN” là một trong những nội dung quan trọng trong Đề án triển khai tiêu chuẩn DNSSEC đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt theo Quyết định số 1524/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2014. Đồng thời, nó có ý nghĩa đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc phát triển hạ tầng Internet tại Việt Nam, sẵn sàng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử tại Việt Nam một cách an toàn nhất”, ông Thắng nhấn mạnh.
Triển khai DNSSEC trên hệ thống DNS quốc gia “.VN” là điều kiện tiên quyết, tạo cơ sở cho việc triển khai DNSSEC trên hệ thống DNS cấp dưới của các ISP, nhà đăng ký tên miền “.VN” và các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cùng với việc chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để triển khai DNSSEC trên hệ thống DNS quốc gia, VNNIC cũng đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện nhằm hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn lực sẵn sàng triển khai DNSSEC.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2015, VNNIC đã chính thức thông báo tới các tổ chức, doanh nghiệp về lộ trình triển khai DNSSEC trên hệ thống DNS quốc gia và kế hoạch phối hợp triển khai DNSSEC cho hệ thống DNS của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đại diện VNNIC cho biết, thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai khóa đào tạo DNSSEC lần thứ hai (Khóa 2) dành cho các ISP, nhà đăng ký tên miền .VN khu vực phía Bắc tại Hà Nội. Ngoài ra, VNNIC sẽ tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo cho các đơn vị, tổ chức khác tại Việt Nam; đồng thời triển khai các các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức trong việc chuẩn bị, triển khai DNSSEC tại Việt Nam đảm bảo đúng lộ trình quốc gia.
Theo IctNews
0886.00.11.66
0916.31.0606
028.38.686.686
-----------------------------
Tổng đài Hỗ Trợ Kỹ Thuật
CSKH - Cước: 18001166